Ngày hội tựu trường - Giảm giá ngay lên tới 3 Triệu đồng

7 dấu hiệu báo động bạn cần thay 1 chiếc thảm tập yoga mới

Ngày đăng: 06-12-2022

Một trong những sản phẩm cơ bản cần thiết nhất cho bất kỳ bài tập yoga nào đó là tấm thảm tập yoga.

Một tấm thảm tập yoga chất lượng không phải lúc nào cũng rẻ nên cũng dễ hiểu là nhiều người còn do dự khi chưa muốn thay thảm mới, tuy nhiên, một tấm thảm cũ và sờn rách không chỉ gây chướng mắt nó còn có thể ảnh hưởng tới quá trình luyện tập và sức khoẻ của bạn.

Nếu thảm của bạn đã quá cũ thì nên cân nhắc thay một tấm thảm mới nhờ những dấu hiệu dưới đây.

Thảm tập yoga bắt đầu bị vón cục hoặc bong ra

Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất để bạn chuẩn bị tìm kiếm một tấm thảm tập yoga mới.

Một tấm thảm tập quá cũ bắt bầu bong không chỉ ảnh hưởng đến việc luyện tập mà còn khiến không gian tập luyện của bạn trở nên lộn xộn kém sạch sẽ bởi những miếng mùn thảm bị bong ra.

Độ dày thảm không đồng đều

Lớp đệm của thảm tập yoga phải có độ dày giống nhau để hỗ trợ đồng đều ở bất kỳ tư thế nào. Khi một tấm thảm được sử dụng theo thời gian, lớp đệm sẽ bắt đầu mỏng đi ở một số điểm nhất định. Những điểm này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào cơ thể và những tư thế bạn thực hiện nhiều nhất.

Thông thường các góc của tấm thảm, nơi tay và chân bạn thực hiện tư thế “chó úp mặt” sẽ bị mòn nhanh nhất vì đa số các yogis thường xuyên thực hành tư thế này nhất. Thậm chí bạn còn nhận thấy được dấu tay và ngón chân ở những điểm này.

Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng tập yoga trên một bãi biển đầy cát và việc tìm kiếm sự ổn định sẽ khó khăn hơn nhiều so với trên một bề mặt cứng. Tập luyện trên thấm thảm có độ dày không đồng đều cũng giống như vậy, và các tư thế, đặc biệt là tư thế giữ thăng bằng sẽ khó thực hiện hơn bao giờ hết.

Độ bám dính kém

Khi một tấm thảm cũ đến mức nó bị mất đi độ bám và bạn bắt đầu bị trượt khi thực hiện các tư thế thì đã đến lúc bạn phải thay thế 1 tấm thảm mới. Một tấm thảm trơn trượt không chỉ khiến việc luyện tập của bạn trở nên khó khăn không cần thiết mà còn có thể gây ra nguy cơ té ngã.

Nếu bạn nhận thấy rằng dường như gần đây bạn phải bắt đầu bấu chặt tấm thảm nhiều hơn trong các tư thế “chó úp mặt”, “tam giác” thì có thể nguyên nhân là do thảm của bạn đã “tới tuổi”

Các đốm mòn láng trên bề mặt thảm

Bênh cạnh độ dày không đồng đều, một chiếc thảm tập yoga cũ còn xuất hiện các điểm mòn láng trên bề mặt thảm và nó có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường.

Điều này có thể gây ra các vấn đề tương tự như đã đề cập ở trên: trơn trượt, cân bằng và chấn thương. Vì các điểm mòn trơn láng này có thể nhìn thấy nên chúng dễ phát hiện hơn hai dấu hiệu ở trên.

Thảm khiến khớp của bạn bị đau

Nếu bạn bị đau khớp sau khi luyện tập thì đã đến lúc tìm cho mình một tấm thảm yoga mới rồi.

Điều này xảy ra do tấm thảm của bạn đã bị mất độ đàn hồi hoặc đệm nâng đỡ thảm bị xẹp sau thời gian dài sử dụng, dấu hiệu này thường xảy ra rất chậm thậm chí bạn không nhận ra nó đang diễn ra chỉ đến lúc bạn cảm thấy đau khớp sau khi luyện tập.

Thảm của bạn bắt đầu bốc mùi

Nếu bạn cảm thấy khó thở khi ở tư thế “em bé” vì mùi khó chịu bốc ra từ tấm thảm ngay khi bạn vừa mới làm sạch thì có lẽ đã đến lúc phải thay tấm thảm yoga mới rồi.

Thảm tập yoga là nơi sinh sôi tuyệt vời của vi khuẩn và nấm, đặc biệt nếu bạn ra nhiều mồ hôi. Việc vệ sinh thảm thường xuyên là điều cần thiết nhưng sẽ không giữ cho thảm hoàn toàn sạch sẽ và có mùi theo thời gian, điều này đặc biệt đúng nếu yogis đổ mồ hôi nhiều hoặc sống ở nơi khí hậu nóng ẩm.

Ngay hi thảm của bạn bị đổi màu hoặc bốc mùi rõ rệt, bất kể bạn có vệ sinh nó thường xuyên như thế nào đi chăng nữa thì đã đến lúc bạn nên thay một tấm thảm yoga mới.

Thay đổi phong cách tập yoga

Như đã đề cập trước đó, các loại thảm khác nhau được thiết kế cho các phong cách tập yoga khác nhau. Nếu bạn chuyển từ Bikram sang Yin Yoga, rất có thể bạn sẽ cần một chiếc thảm có độ bám nhiều hơn. Và cũng có trường hợp, 1 yogis sở hữu nhiều tấm thảm cùng lúc đề phù hợp với nhiều phong cách tập yoga của mình.

Sự nguy hiểm của việc sử dụng một tấm thảm yoga quá cũ

Đau khớp

Tập luyện trên một tấm thảm không còn độ đàn hồi, bị xẹp lún có thể dẫn đến các vấn đề về khớp, đặc biệt nếu bạn thực hiện nhiều tư thế quỳ gối hoặc tư thế dồn lực nhiều lên cổ tay: tấm ván, con quạ… mục đích của chính của thảm tập yoga là bảo vệ người tập khỏi nền đất cứng, vì vậy một tấm thảm khi khả năng đó mất đi, nó sẽ trở nên vô dụng.

Ảnh hưởng tới sức khoẻ làn da

Sử dụng một tấm thảm yoga cũ, bẩn sẽ gây ra một số tình trạng da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm nghiêm trọng.

Thảm yoga càng cũ, vật liệu càng bắt đầu có nhiều vết nứt nhỏ nơi vi trùng, vi khuẩn và nấm có thể ẩn náu. Chúng càng ẩn sâu thì càng khó loại bỏ để yogis có thể an tâm luyện tập.

Chấn thương

Thảm tập yoga cũ  bị mất độ bám, các đốm mòn láng bắt đầu xuất hiện trên bề mặt thảm sẽ khiến bạn bị trượt khi ở một số thế nhất định, điều này làm tăng khả năng bị ngã, đặc biệt đối với những người đã có vấn đề về thăng bằng hoặc di chuyển.

Có quá nhiều sự nguy hiểm nếu bạn sử dụng một thấm thảm cũ khi tập yoga. Bạn đến phòng tập yoga để đổi lấy cho mình một tinh thần sảng khoải, sức khoẻ tốt hơn hay đến phòng tập để rước về những nguy hiểm, chấn thương chỉ vì 1 tấm thảm quá cũ.

Hãy cân nhắc lựa chọn cho mình 1 tấm thảm mới. Nếu bạn chưa biết cách chọn thảm, xin mời tham khảo thêm bài viết:

Cách chọn thảm tập yoga cho người mới bắt đầu